Mỗi người có một niềm yêu thích riêng và thổi sáo cũng là một trong số những lựa chọn phổ biến. Nhưng liệu bạn đã tìm hiểu được bao nhiêu loại trong vô số các loại sáo ở Việt Nam? Bài viết này sẽ giới thiệu cho các bạn trẻ 3 trong số những loại sáo ở Việt Nam.
Sáo mèo
Sáo mèo (hay còn gọi là sáo H’Mông) là một trong những nhạc cụ của dân tộc H’Mông của vùng Tây Bắc Việt Nam. Sáo mèo xuất xứ là phương tiện để giao duyên giữa các chàng trai đang tuổi yêu đương đối với con gái trong bản làng.
Xưa kia, sáo mèo chỉ được dùng để biểu diễn, độc tấu với quy mô hạn chế. Hiện nay với nhiều cải biến và sáng tạo, sáo mèo đã được các nghệ nhân gia tăng cung bậc, âm vực và độ vang. Điều này giúp cho sáo mèo không chỉ có khả năng độc tấu mà còn có thể hòa tấu với nhiều nhạc cụ khác tạo nên sự hòa quyện cần có.
Loại sáo này được làm từ ống tre hoặc trúc dày đường kính khoảng 0.7 cm và dài khoảng 20 cm. Đầu sáo có một lưỡi gà bằng đồng và từ 2 đến 4 lỗ đục thẳng hàng trên thân sáo. Khi thổi, ta ngậm cả đầu có ống lưỡi gà vào một bên miệng để thổi.
Ngày nào sáo mèo được cải tiến với đường kính khoảng 2 cm và độ dài lên đến 45 cm và có thể được khoét tổng cộng lên tới 9 lỗ bấm. Những lỗ này khi bịt hoặc mở sẽ phát ra những âm thanh cao hoặc thấp khác nhau khi thổi.
Sáo bầu
Là một loại sáo xuất xứ từ Trung Quốc, đây là loại nhạc cụ được người dân tộc thiểu số nơi đây yêu thích và thường xuyên sử dụng nhất.
Hình dáng và cấu tạo sáo bầu rất đặc biệt. Nó bao gồm cả 1 quả bầu nguyên vẹn, được cắm 3 ống sáo và 3 lưỡi gà đồng lên quả bầu. Phần cán bầu được dùng để thổi, thân bầu là hộp âm còn phần đáy sẽ được cắm 3 ống sáo với độ to nhỏ khác nhau. Ống sáo chính giữa to nhất và được khoét 7 lỗ. Hai ống sáo bên giữ nhiệm vụ hòa âm với ống sáo chính.
Giống như những họ hàng khác trong họ sáo thổi, âm của sao bau rất êm dịu. Nhưng thêm vào đó là âm nền của hai ống phụ, giúp ngươi nghe cảm nhận được vẻ kín đáo nhưng mênh mang của âm sáo.
Người ta thường dùng sáo bầu để biểu diễn những bài sơn ca, những bản nhạc có giai điệu ngân dài với hợp âm phong phú. Với âm thanh tạo ra rất du dương, nó có thể bày tỏ tâm tư tình cảm của người thổi.
Sáo ngang
Sáo ngang là loại sáo phổ biến và lâu đời ở Việt Nam. Ngày xưa loại sáo này có 6 lỗ bấm cách đều nhau nhưng ngày nay không còn được sử dụng nữa. Sáo ngang hiện nay có các lỗ bấm theo hệ thống thất cung với nhiều tên gọi.
Vật liệu chế tạo sao ngang cũng khá đa dạng, từ ống trúc, ống nứa, ống rùng… hay là từ gỗ, kim loại, nhựa… cũng rất phổ biến. Sáo ngang có 1 lỗ thổi và 6 lỗ bấm thẳng hàng. Bên cạnh đó nó còn có 1 lỗ dán màng và lỗ để treo dây trang trí.
Thông thường sáo ngang có âm vực 2 quãng tám. Sáo ngang có âm sắc trong sáng dù là sáo âm trầm hay âm cao. Âm thanh của sáo ngang gợi nhớ đến đồng quê và vẻ đẹp giản dị. Song người ta cũng sử dụng sáo ngang để diễn tả những nỗi buồn man mác.
Trong danh sách những nhạc cụ mộc ở Việt Nam, không thể phủ nhận vị trí của các loại sáo thổi. Hi vọng qua bài viết trên đây, những bạn sinh viên mới bắt đầu học chơi sáo có thể hiểu hơn về loại nhạc cụ truyền thống này nhé!
Xem thêm: