Vẹt là loài chim cảnh được nhiều người ưa thích nhưng không phải ai cũng thỏa lòng đam mê khi vẹt của mình dạy mãi vẫn không biết nói. Bạn đau khổ và có ý nghĩ không nuôi em ấy nữa. Nhưng khoan, hãy thử những cách dưới đây trước khi đưa đến quyết định.
> Tại sao sinh viên nên tham gia vào các câu lạc bộ?
> Giải mã ý nghĩa 5 vị trí nốt ruồi trên bàn tay phải
1. Dạy vẹt từ những điều đơn giản nhất
Vẹt cũng giống như trẻ nhỏ, để nói được những câu dài và có ý nghĩa thì phải bắt đầu từ những gì đơn giản nhất. Điều đầu tiên bạn phải dạy chú vẹt thân yêu của bạn chính là tên của nó và tên của chủ.
Hằng ngày bạn hãy giành thời gian để nói chuyện với vẹt nhiều hơn để những tiếp xúc đó hình thành nên thói quen nói của vẹt. Bạn không nên nóng vội trong thời gian này mà hãy thật bình tĩnh bởi không có con vẹt nào tự nhiên mà nói hay hát giỏi ngay từ đầu được.
Tránh để cho vẹt hoảng sợ khi nóng giận cũng là một cách giúp cho chú vẹt của bạn biết nói nhanh hơn đấy nhé. Lúc mới tập nói thì tất nhiên những từ đơn và những câu đơn giản sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
2. Cảm nhận âm thanh
Thường xuyên cho vẹt nghe nhạc cũng là cách để giúp vẹt biết nói chuyện được áp dụng nhiều nhất hiện nay. Với cách này vừa khoa học mà lại không tốn công sức bạn cả ngày phải đứng nói một mình với vẹt.
Bạn có thể chọn những bản nhạc sôi động hay du dương miễn sao vẹt của bạn thích nghe và bắt chước theo những âm thanh đó để nói chuyện là được rồi.
Bạn cũng có thể cho vẹt nghe sáo trúc bởi tiếng sáo được người thổi trực tiếp vì thế cho nên vẹt sẽ thấy thích thú và công cuộc nghe nhạc cũng trở nên dễ dàng hơn.
Âm hưởng của sáo thì có khá là nhiều nên bạn có thể lựa chọn nhiều loại sáo khác nhau để thay đổi khẩu vị cho vẹt của bạn. Có thể thổi sáo mèo thay cho sáo trúc để giọng sáo và cách thổi khác biệt hơn.
Sáo dizi cũng là một lựa chọn thông minh khi giai điệu của loại sáo này rất hay và chắc chắn vẹt của bạn không thể nào rời tai được mà thi thoảng còn cất lên giọng nói thánh thót bạn mong chờ nữa đấy.
Ngoài ra thì bạn có thể sử dụng sáo bầu để thay thế những loại sáo trên để cho vẹt nhà bạn không bị nhàm chán khi nghe sáo, đồng thời có thể hiểu hơn về âm nhạc để bắt đầu hành trình tâp nói hiệu quả hơn.
3. Dạy vẹt nói tròn câu
Khi đã hình thành cho vẹt nói được những câu đơn giản thì bạn nên tìm cách ghép nối những câu đó với nhau cho có nghĩa và dạy cho vẹt hiểu những câu đó có ý nghĩa gì. Ví dụ như khi có khách đến nhà thì nói “xin chào” thay cho mỗi từ “khách” mà vẹt thường hay nói.
Những câu tròn nghĩa cũng được dạy từ câu ngắn đến câu dài và cách giúp cho vẹt hiểu được ý nghĩa của từng câu mới là vấn đề khó giải quyết.
Bởi thế khi chọn vẹt bạn nên chọn vẹt còn non thì sẽ dễ dạy những con vẹt đã có tuổi đời. Cũng như con người , trẻ em thường hay hiếu động và mong muốn được học hỏi nhiều hơn so với người lớn.
Ngoài những cách trên thì bạn nên đưa vẹt của vẹt đến những nơi đông người để tiếp xúc với nhiều giọng nói khác nhau. Cũng là để vẹt được tiếp cận với tiếng của con người nhiều hơn. Từ đó hình thành nên thói quen nói tiếng người cho vẹt của bạn.
Trên đây những cách phổ biến để dạy vẹt nói tiếng người dễ dàng. Còn gì tuyệt vời hơn là có một chú vẹt biết nói và tâm sự cùng với bạn mỗi lúc mệt mỏi cũng như buồn phiền. Vì thế hãy kiên trì để có được người bạn tri kỉ này nhé.